CÁC TRƯỜNG PHÁI MỸ THUẬT

Thế kỷ 20 ghi dấu sự ra đời và tiếp nối của nhiều trường phái, chủ nghĩa về mỹ thuật.

 

 

Trường phái ấn tượng - Impressionism (1874- 1886)[sửa | sửa mã nguồn]

Xuất hiện từ cuối những năm 1800, khởi đầu cụ thể năm 1874, khi một nhóm họa sĩ tại Paris cùng trưng bày các bức họa nhỏ, bất nghi thức. Giới phê bình nghệ thuật đã dùng ngay tên tác phẩm của Claude Monet là Ấn tượng, Bình minh (Impression, Sunrise, sơn dầu, 1872) để đặt tên cho nhóm. Và thế là cái tên [[Impressionist - Các nhà ấn tượng đã trở thành cái tên được cả nhóm nghệ sĩ chấp nhận[1].

Điểm nổi bật của nhóṃ là màu sáng và tươi, với cái nhìn mới mẻ về thế giới, trong đó thế giới hiển thị qua các đốm màu lung linh đủ cung bậc.

Đa số các đề tài, đối tượng để vẽ của các họa sĩ Ấn Tượng đều là hiện đại, thể hiện các đại lộ và khu giải trí ở Paris, hay cảnh vật ngoại ô tràn ngập dân du lịch và giới kỹ nghệ.

Về kỹ thuật, có thể thấy các họa sĩ phá bỏ cách vẽ truyền thống với mọi đối tượng, dùng các nét vẽ ngắn, các đường quệt màu đa dạng (stroke, taché) để tóm bắt cái cảnh quan toàn diện của cảnh vật. "Họ thường cũng không chú ý nhiều đến chi tiết của từng vật thể hiện trên tranh. Đa số giới họa sĩ Ấn Tượng vẽ bằng sự đối lập - contrast - của mầu sắc, có khi va đập, đối chọi rất mạnh. Họ cũng bỏ bớt qui luật vẽ màu ấm lên trên nền xanh thẫm, từ chối áp dụng phương pháp vẽ cổ điển vốn coi trọng hiệu ứng sáng - tối thể hiện qua các màu hay tông màu sáng - tối"[1].

Trường phái hậu ấn tượng (Post Impressionism 1886- 1910)[sửa | sửa mã nguồn]

Bắt đầu ở châu Âu từ cuối thế kỷ 19.

Trường phái Dã thú - Fauvism (1905-1909)[sửa | sửa mã nguồn]

Trường phái Dã thú là trường phái hội họa có cách dùng màu nguyên chất, chói lọi và sự đơn giản về hình cũng như về luật xa gần. Trường phái Dã thú mang tính tiên phong trong nền nghệ thuật châu Âu nửa đầu thế kỉ XX

Đại diện tiêu biểu nhất là họa sĩ người Pháp Henri Matisse (1869-1954)

Trường phái biểu hiện -Expressionism (1906-1919)[sửa | sửa mã nguồn]

Trường phái lập thể - Cubism (1909-1926)[sửa | sửa mã nguồn]

Đại diện là Picasso

Trường phái tương lai - Futurism (1909-1918)[sửa | sửa mã nguồn]

Trường phái này mạnh nhất ở Italy.

Trường phái Dada (Dadaism) (1916-1922)[sửa | sửa mã nguồn]

Theo đuổi những ý tưởng và nguyên tắc mới lạ.

Trường phái siêu thực - Surrealism (1924-1938)[sửa | sửa mã nguồn]

Trường phái này thể hiện những tác phẩm nghệ thuật bằng trang và bằng chữ viết.

Trường phái ấn tượng trừu tượng - Abstract Expressionism (những năm 1940)[sửa | sửa mã nguồn]

Xuất phát và ghi dấu trong trong lịch sử Mỹ.

Trường phái Kinetic Art (1950's-1960's)[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ trương khai thác được các khía cạnh nghệ thuật cảm xúc.

Trường phái Pop Art (1961-1968)[sửa | sửa mã nguồn]

Pop Art là trào lưu nghệ thuật mới ra đời ở Anh trong thập kỷ 50 của thế kỷ 20. Song nơi nó phát triển rực rỡ nhất và để lại dấu ấn trong lịch sử mỹ thuật chính là tại Mỹ.

Pop Art nổi tiếng với các bức họa lấy những đề tài bình dân, phổ biến với mọi người như các thần tượng mà mọi người tôn thờ trong ca nhạc, phim ảnh, nhãn mác sản phẩm, tranh quảng cáo, bao bì sản phẩm... thậm chí đôi giày, tờ báo... làm chủ đề chính để sáng tạo nghệ thuật.

Cách thể hiện của trường phái Pop Art chấp nhận tất cả các cách có thể. Bức họa "Marilyn Monroe" là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho Pop Art, tác phẩm này thể hiện bằng phương pháp in lưới, bằng máy. Nhiều tác phẩm khác được thể hiện bằng phần mềm máy tính, in bằng máy. Nhiều tác phẩm gắn cả "vật thật" như báo chí, lon bia, chai lọ... lên tranh.

Một số bức họa đắt giá nhất của trường phái này vốn là minh họa cho truyện tranh.

Trường phái Op Art (1964-1967)[sửa | sửa mã nguồn]

Là làn sóng nghệ thuật mới liên quan đến ảo giác.

Trường phái Minimalism (1966-1970)[sửa | sửa mã nguồn]

Đơn giản hóa mọi thứ tối đa, kiệm lời, trường phái này có tên Việt là "nghệ thuật tối giản". Trong tranh, các hình tượng, màu sắc, chi tiết đều ít nhất trong mức có thể.

Nghệ thuật tối giản trong hội họa là một nhánh ứng dụng tương đương với các nhánh khác trong kiến trúc, trang trí...

Trường phái nghệ thuật nhận thức- Conceptual Art (1960's and 70's)[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]