LỄ KỶ NIỆM 90 NĂM NGÀY SINH HỌA SĨ NGUYỄN SÁNG

  •  


     

     

    Sáng 1/8/2013, tại Hội trường Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam số 51 Trần Hưng Đạo, Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức lễ kỷ niệm 90 năm ngày sinh họa sĩ Nguyễn Sáng (1/8/1923 – 1/8/2013).

     

    “Hoạ sĩ Nguyễn Sáng sinh ngày 01 tháng 8 năm 1923. Quê xã Điều Hoà, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang), ông nhiêu năm sống và làm việc tại số nhà 65 Nguyễn Thái Học, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. ông mất ngày 16 tháng 2 năm 1988 tại thành phố Hồ Chí Minh.

     

    Chân dung tự họa của Nguyễn Sáng


    Từ năm 1936 - 1938 ông học Trường mỹ thuật Gia Định. Năm 1939 ông từ Sài Gòn ra Hà Nội và sau đó thi đỗ vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khoá 14 (1940 - 1945), học khoa hội hoạ cùng khoá với Diệp Minh Châu (học khoa điêu khắc) Nguyễn Văn Liên, Nguyễn Văn Quang, Phan Tại, Su Zi Môn - ca - rát.Tuy nhiên, chỉ có ông và Nhà điêu khắc Diệp Minh Châu tốt nghiệp khoá này. Ngay trong thời kỳ học tập ông đã tiếp nhận tư tưởng các mạng, trong lý lịch tự thuật ông viết: Thời kỳ sinh viên Mỹ thuật có chịu ảnh hưởng của cách mạng - Đảng cộng sản Đông Dương - nên có xu hướng chính trị muốn lật đổ sự áp bức bóc lột của phát xít Pháp - Nhật - phong kiến, có tham gia trưng bày tranh, diễn kịch trong phong trào sinh viên Hà Nội - Sài Gòn (quan niệm có Tổ quốc mới có nghệ thuật), chỉ có Đảng Cộng sản lãnh đạo cách mạng mới thành công.

     

    Ông tham gia biểu tình cướp chính quyền tai Bắc Bộ Phủ ngày 19 - 8 - 1945, tháng 10 năm 1945 ông về làm việc cho Bộ tài chính, vẽ giấy bạc, tham gia hoạt động văn nghệ trong công nhân in giấy bạc, ngoài ra ông còn tham gia vẽ tranh tuyên truyền cổ động, gửi tác phẩm đến triển lãm mừng ngày cách mạng thành công. Trong đó có bức tranh Chiếm phủ khâm sai, sơn dầu.

     

    Năm 1946, ông sáng tác bộ tem chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp kỉ niệm lần thứ nhất Cách mạng tháng Tám và ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, một mẫu tem nhưng được in thành 5 mẫu với các mầu xanh lam, xanh lá cây, tím, đỏ, vàng đất, phát hành năm 1946 đây là bộ tem đầu tiên và là bộ tem đẹp nhất về Bác Hồ được đánh giá cao cho đến ngày nay. Sau này trong kháng chiến chống Pháp ông cũng vẽ tem về Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp kỉ niệm lần thứ 59 ngày sinh cửa Bác, được in trên giấy. đó. Một mẫu tem nhưng in hai mầu nâu và đỏ. Có thể coi hoạ sĩ Nguyễn Sáng là người đầu tiên vẽ tem cách mạng. Cúng thời kỳ này hoạ sĩ Nguyễn Sáng đã vẽ bức tranh sơn dầu hoà bình hiện đang được lưu giữ tai Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

     

    Năm 1953, hoạ sĩ tham gia cách mạng giảm tô, cải cách ruộng đất, sau đó ông đi chiến trường Lào rồi trở lại chiến trường Điện Biên phủ cùng với nhiều hoạ sĩ khác như : Tô Ngọc Vân, Nguyễn Sí Ngọc, Quang Phòng… vẽ các tác phẩm địch vận, Đóng thuế nông nghiệp, vẽ phụ bản báo và Tác phẩm Giặc đốt làng tôi – sơn dầu (1954). Có thể nói trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, hoạ sĩ Nguyễn Sáng đã giành hết công sức làm các nhiệm vụ mà cơ quan giao cho. Các tác phẩm chính của ông chủ yếu là những ghi chép. Tuy nhiên, trong thời kỳ này hai tác phẩm đáng ghi nhớ nhất của ông đó là bức Tình quân dân, khắc gỗ mầu năm 1951; tác phẩm Giặc đốt làng tôi có thể coi là sáng tác sơn dầu có kích thước lớn và hoàn chỉnh nhất của ông trong hoàn cảnh kháng chiến chống thực dân Pháp hết sức khó khăn, thiếu thốn.

     



    Nguyễn Sáng - Mèo đôi (1977)



    Năm 1954, hoà bình lập lại ở miền Bắc, ông vẽ minh hoạ cho báo Văn, báo Tổ quốc, tạp chí Văn nghệ và sáng tác các tác phẩm với nhiều chất liệu: Phấn mầu, bột mầu, sơn dầu, sơn mài với các tranh chân dung phong cảnh, phụ nữ.và trẻ em và các đề tài khác như: Các cô gái bên hồ Hoàn kiếm, sơn mài (1957); Chân dung cháu Mai Hạnh, Phố Nguyễn Thái Học, Đêm Trung thu, bột mầu (1958); Chùa Thầy, sơn dầu, 1959; Thánh Gióng, sơn mài 1962): Không gian, sơn dầu; Tình cảm hoạ sĩ; kết nạp Đảng Ở Điện Biên Phủ (1963).

     

    Tác phẩm Kết nạp Đảng .ở Điện Biên Phủ được đánh giá như là một tác phẩm tiêu biểu của nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại cả về nghệ thuật và chỉ đề tư tưởng. Được biết, hiện nay Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đang đề nghị đưa tác phẩm này vào danh mục Bảo vật quốc gia

     

    Năm 1964, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh và ném bom miền Bắc, hoạ sĩ Nguyễn Sáng vẫn ở lại Hà Nội và sáng tác loạt tranh chân dung bằng chất liệu sơn dầu các nhân vật mà ông quen biết, một số hoạ sĩ, nhà văn thường cùng ông trong cà phê Lâm như: Chân dung hoạ sĩ Bùi Xuân Phái, chân dung Dương Bích Liên, Nguyễn Tuân. . .

     

    Ông cũng đi vẽ ở tỉnh miền núi Hà Tuyên, Cao Bằng, nhiều ký hoạ đẹp bằng các chất liệu chì sáp, mầu nước, phấn mầu đáng ghi nhận Quản Bạ, Mèo Vạc, Hang Pắc Pó, Phong cảnh làng bản Pắc Pó (1969)…

     

    Từ năm 1966 đến năm 1974 ông vẽ nhiều tác phẩm sơn mài, sơn dầu cỡ lớn như tác phẩm: Chùa Phổ Minh, sơn mài; Thiếu nữ bên hoa sen, sơn dầu và loạt đa, sơn mài Em bé thổi sáo, Gà, Chim đại bàng, hổ, mè, ngựa cùng nhiều tác phẩm khác Tác phẩm sơn mài Chùa Phổ Minh được đánh giá như là một bức tranh phong cảnh xuất sắc nhất với bố cục mầu hiện đại, một cái nhìn đằm thắm về quê hương, đất nước, con người, một sáng tạo trong chất liệu sơn mài. 

     

     

    Nguyễn Sáng - Chân dung bé Mai Hạnh (1965)



    Năm 1977, ông cùng gia đình vào Thành phố Hồ Chí Minh sinh sống. Thời gian này ông sáng tác các tác phẩm: Thiếu nữ Việt Nam… sơn mài; Cô gái bên hoa sen, giấy xuyến chỉ; Chân dung cô Văn, Trong vườn, sơn dầu; Chọi trâu, sơn dầu, đặc biệt là bức tranh sơn mài cỡ lớn Thanh niên Thành đồng nói nên phong trào đấu tranh của sinh viên Sài Gòn dưới thời Mỹ - Nguỵ, thể hiện cảm xúc lớn lao và sự trân trọng của tác giả đối với thế hệ trẻ anh hùng, một biểu hiện tình cảm của Nguyễn Sáng đối với quê hương khi ông trở lại miền Nam sau ngày chiến thắng đất nước.

     

    Từ năm 1980 hoạ sĩ Nguyễn Sáng trở ra Bắc sống ở căn phòng cũ tại Hà Nội. Nhiều tác phẩm sơn mài mới lại được ông sáng tác, tiêu biểu là các tác phẩm: Kiều, Trong vườn chuối, Thiếu nữ áo dài, CÔ gái, Đánh vật, Vũ trụ. . . có thể nói vào thời kỳ đó có không ít tác phẩm sơn mài cỡ lớn và thành công cửa Nguyễn Sáng được thực hiện theo đơn đặt hàng như các tác phẩm Chùa Phổ Minh, Trong vườn chuối, Trong vườn, Đánh vật, Vũ trụ, cô gái bên hoa sen. . . tuy nhiên, ông coi việc “đặt hàng” như là một cái cớ và điều kiện tài chính để giúp ông sáng tác, vì vậy cho dù là “đặt hàng” ông vẫn sáng tác theo ý thích của mình và dồn hết tâm huyết cho việc tìm tòi sáng tạo để có tác phẩm hay nhất. ông tâm sự: " nếu không phải vì nghệ thuật anh có rải đầy tiền tôi cung dẫm lên mà đi, còn vì nghệ thuật tôi có thể nhặt từng đồng xu để sống!'.

     

    Năm 1984, Hội nghệ sĩ tạo hình Việt Nam ( nay là Hội Mỹ thuật Việt Nam) phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức “Triển lãm tác phẩm hội hoạ của hoạ sĩ Nguyễn Sáng” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Cuộc triển lãm cá nhân lần này được xem là một triển lãm đầu tiên giới thiệu khá đầy đủ chặng đường lao động sáng tạo nghệ thuật của hoạ sĩ Nguyễn Sáng khi ông đã bước qua tuổi 60 với 140 tác phẩm, bao gồm các chất liệu sơn dầu, sơn mài, khắc gỗ, lụa, chì than, phấn, mầu,…

     

    Hoạ sĩ Nguyễn Sáng mất ngày 16/12/1988 ông được đánh giá là một trong số các hoạ sĩ sớm giác ngộ chân lý trong cuộc đấu tranh cách mạng, đi đầu trong lĩnh vực tư tưởng và nghệ thuật, đã tạo ra nhiều tác phẩm mang chủ đề tư tưởng xã hội và thời đại rõ nét bao giờ cũng toát nên cái nhìn trung thực, trừu mến với niềm tự hào của người nghệ sĩ công dân với tình yêu mang đậm tính nhân văn sâu sắc.

     

    Năm 1996, Nhà nước xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật hoạ sĩ Nguyễn Sáng là một trong tám hoạ sĩ được xét tặng trong đợt đầu với các tác phẩm: Giặc đốt làng tôi - sơn dầu, 80x30cm (1954); Kết nạp Đảng trong chiến hào Điện Biên Phủ : sơn mài, 112x80cm (1963); Thành đồng Tổ quốc - sơn mài, 112x200cm (1978); Bộ đội trú mưa - sơn mài, 70x100cm (1970); Thiếu nữ bên hoa sen - sơn dầu, 80x130cm (1972)

     

    Trong số 19 tác giả được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - nghệ thuật của ngành Mỹ thuật, hoạ sĩ Nguyễn Sáng là người có nhiều tác phẩm xuất sắc nhất được tặng thưởng. Ông là tấm gương lao động sáng tạo trong nghệ thuật và trong cuộc sống, tư cách nghệ sĩ và nghệ thuật của ông đã ảnh hưởng lớn đến nhiều thế hệ nghệ sĩ. Các tác phẩm của ông là vốn quý của nền mỹ thuật cách mạng Việt Nam.

     

    Nghệ thuật của Nguyễn Sáng gắn liền với lịch sử cách mạng, lịch sử nghệ thuật của dân tộc. ông là một trong số những hoạ sĩ có những tác phẩm sơn đầu, sơn mài đẹp nhất sáng tác về đề tài chiến tranh cách mạng Việt Nam. Ngôn ngữ hội họa của ông có tầm khái quát cao, tiếp thu nhuần nhuyễn nghệ thuật truyền thống kết hợp với thành tựu nghệ thuật hiện đại thế giới, đóng góp vào việc cách tân của hội họa hiện đại Việt Nam.

     

    Tên tuổi của Danh hoạ Nguyễn Sáng (1923 - 1988) cùng với tác phẩm của ông sống mãi trong lịch sử nghệ thuật tạo hình Việt Nam. Chúng ta tự hào về ông, kính trọng ông - người nghệ sĩ tài hoa đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp Mỹ thuật Cách mạng và hiện đại.”

     

    Trích bài phát biểu của họa sĩ Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam nhân Lễ kỷ niệm 90 năm ngày sinh danh họa Nguyễn Sáng.

     

    PV