NGHỆ THUẬT VÌ NGHE THUẬT ĐỂ VÌ CON NGƯỜI

 

       Nghệ thuật vị nghệ thuật hay văn học vị nghệ thuật nhân sinh?
     Đó là một câu hỏi vô cùng thú vị trong lịch sử phê bình văn học Việt Nam, và cho đến tận ngày hôm nay, nó cũng là một câu hỏi quan trọng đối với những nhà văn, những người tìm hiểu về nghệ thuật như chúng ta.
     Vậy theo các bạn nghệ thuật vị cái gì?
     Trước hết, tôi tin chắc là các bạn cùng với tôi đều phải thừa nhận rằng:” Tất cả những hành động, và suy nghĩ của chúng ta đều phục vụ cho cuộc sống – và đôi khi kể cả cái chết nữa. Vì vậy, có thể khẳng định một điều chắn chắn rằng, nghệ thuật cũng không thể nằm ngoài mục đích đó. Nghệ thuật là vì cuộc sống. Và nói như Hoài Thanh: “ Nói cho cùng, nghệ thuật nào mà chẳng vị nhân sinh, không vì cái sinh họat vật chất thì cũng vì cái sinh họat tinh thần của người ta.” Nhưng để làm được việc đó, thì trước hết, văn học phải “xứng đáng với tên gọi của mình, một tác phẩm văn chương phải đáp ứng đầy đủ những yêu cầu nội tại của nó, trước khi đáp ứng những yêu cầu bên ngoài: “Văn chương muốn là gì thì gì, trước hết nó cũng phải là văn chương đã, văn chương khác, chính trị khác”. “ Trong khi thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật, lẽ cố nhiên phải chú ý đến những tính cách phụ, những hình thức tạm thời của nó”.” Mà thực sự tự thân văn học phải là như vậy, đã là như vậy một khi nó muốn được công nhận là văn học, là nghệ thuật.
     Vậy thế nào là văn chương nghệ thuật?
     Văn chương theo Hoài Thanh là “cái biểu hiện của tư tưởng mà nhất là tình cảm của con người, của nhân loại đối với vũ trụ và nhân sinh. Phô diễn cái tình cảm cái tư tưởng ấy trên tấm da, trong lóng tre, trên mặt giấy… tất cả là văn học đó”
     Nghệ thuật trong từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau:
     -Nghệ thuật là sự sáng tạo ra những sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể chứa đựng những giá trị lớn về tư tưởng-thẩm mỹ, mang tính chất văn hóa làm rung động cảm xúc, tư tưởng tình cảm cho người thưởng thức. Theo ý nghĩa này thường là các loại hình nghệ thuật khác nhau.
     -Nghệ thuật là cái hay cái đẹp để người ta chiêm nghiệm qua các giác quan từ đó ngưỡng mộ bởi trình độ, tài năng, kĩ năng, kĩ xảo cao vượt lên trên mức thông thường phổ biến. Theo nghĩa này thường là một tác phẩm nghệ thuật hoặc một nghệ sỹ cụ thể nào đó.
     -Được gọi là nghệ thuật là khi một nghề nghiệp nào đó được thực hiện ở mức hoàn hảo với trình độ điêu luyện, thậm chí siêu việt. Chẳng hạn nghệ thuật viết báo, nghệ thuật diễn thuyết, nghệ thuật nấu ăn, nghệ thuật đắc nhân tâm, nghệ thuật dùng phím chuột của PC... Theo nghĩa này thường là một tài khéo đặc biệt nào đó.
     -"Nghệ thuật đấy là ngữ cảnh địa phương của cá nhân và cộng đồng". Đây là quan điểm đương đại về nghệ thuật và được đa số học giả chấp nhận.
     -"Mọi sự miêu tả cảm tính bất kỳ một vật thể sống hay hiện tượng nào từ giác độ trạng thái cuối cùng của nó, hay là dưới ánh sáng của thế giới tương lai, sẽ là tác phẩm nghệ thuật.” Soloviev - nhà thơ triết gia vĩ đại người Nga
     Trước tiên, để là nghệ thuật nói chung, và văn chương nói riêng thì nó cần phải thỏa mãn một đều kiện tối quan trọng, vì nếu không có nó thì không thể nào gọi nó là nghệ thuật. Đó chính là cái đẹp.
     Thật vậy, bất cứ một tác phẩm nghệ thuật nào, thì ngoài các giá trị nhận thức, giáo dục ra, thì điều đáng nói nhất, nó phải laø cái đẹp.
     Nhưng cái đẹp có ý nghĩa như thế nào đối với nhân sinh, với cuộc sống con người?
     Có đôi khi, con người chúng ta cho rằng cái đẹp thật là vô nghĩa bởi vì nó không nuôi sống được chúng ta. Tuy nhieân, cái đẹp coù thiên hình vạn trạng và được đánh giá bởi những tiêu chuẩn khác nhau. Có lẽ chính vì vậy, mà chúng ta cứ vẫn phải tranh luận với nhau về nó.
     Theo nghĩa rộng nhất : “Ở đâu có cuộc sống của con người là ở đó có cái đẹp”. Nếu cho rằng một tác phẩm được gọi là nghệ thuật khi nó phản ánh chaân thöïc cuộc sống, phải chăng nghệ thuật bị đơn giản hóa quá mức? Đối với tôi, một tác phẩm được gọi là có giá trị nghệ thuật - chưa phải là có giá trị nghệ thuật cao - khi và chỉ khi nó đã đạt đến một chuẩn mực nào đó, và một tác phẩm có giá trị vĩ đại là một tác phẩm vượt qua dieãn tieán của thời gian, không gian, nó phải chạm đến trái tim của tất cả mọi người trên thế giới. Điều này đòi hỏi tài năng thiên phú của người nghệ sĩ.
     Vì lẽ đó, nghệ thuật chính là cuộc sống, nhưng chöa ñuû. Nghệ thuật cònđòi hỏi người nghệ sĩ phải biết vận dụng tài năng của mình để từ thế giới thực sáng tạo lại cuộc sống mang tính chất nghệ thuật, nghĩa là “từ cái đẹp (cuộc sống), sáng tạo nên cái đẹp lần thứ hai(nghệ thuật), cái đẹp này đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho người thông thuộc nó. Và “tác phẩm nào gieo vào tâm hồn ta một niềm vui, một chùm hy vọng, có thể nói ngay rằng đó là một tác phẩm chân chính”.
     Nghệ thuật chỉ có thế. Nó là niềm vui, là tình yêu, là cái đẹp. Mà trong cuộc sống này, chẳng phải như thế là quá đủ rồi hay sao? Cũng như Hòai Thanh cho rằng : “Một bài văn hay là một bông hoa. Làm sao người ta cứ ép bông hoa thành quả là nghĩa gì? (…). Một tác phẩm đẹp tức là đã có ích cho người xem rồi. Nếu căn dặn tìm cho được những lý do để hành động, mà quên những điều có thể an ủi phần tâm hồn người ta, như thế tỏ ra mình không lầm, mình không hiểu cái đẹp”. Hay chúng ta cũng có thể bắt gặp tư tưởng của Các-mac: ”Anh ngây ngất trước vẻ đa dạng tuyệt vời, trước sự phong phú vô tận của thiên nhiên. Anh sẽ không yêu cầu bông hồng thơm mùi thơm của bông Violette. Vậy tại sao anh yêu cầu cái kho tàng phong phú nhất là tinh thần chỉ được tồn tại dưới một hình thức mà thôi”.
     Vì lẽ đó, hãy để nghệ thuật là nghệ thuật, như thế cũng đủ cho nhân gian.
     Trở lại vấn đề nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh, đứng ở góc độ lịch sử mà xét trong giai đoạn đó, đất nước trong cảnh nước mất nhà tan, chính yêu cầu đó đặt ra những nhiệm vụ cấp bách nên quan điểm của Hải Triều được Đảng đề cao. Hơn nữa, Hải Triều đứng từ góc độ xã hội xem xét văn học nên thiếu đi trực giác của người làm phê bình văn học. Còn Hoài Thanh cũng là người quan niệm nghệ thuật vị nhân sinh như ai thôi. Nhưng điều làm cho Hoài Thanh có những bài viết tranh luận vấn đề trên là do lý luận Hải Triều nặng về xã hội học mà nhẹ về nghệ thuật. Hoài Thanh nhận xét: "Ông Hải Triều là người có tấm lòng nhiệt thành đáng trọng, một nhà xã hội học, một nhà triết học..." nhưng Hải Triều "không phải là người hiểu văn chương". Bảo là không hiểu văn chương là quá lời, nhưng rõ ràng cả Hải Triều và nhiều nhà lý luận mác-xít khác chưa kịp đi vào nghiên cứu đặc trưng nghệ thuật cho kỹ lưỡng. Cho nên khi Hoài Thanh càng bám sâu vào đặc trưng, chức năng của văn học, vào nội dung và hình thức, nghệ thuật và tự do, tính chủ thể và sáng tác, văn học và giải trí... thì tiếng nói của phía Hải Triều thưa dần. Đó còn là cuộc đụng độ giữa quan điểm xã hội học và mỹ học văn học, giữa cách hiểu văn học nghiêng về tiểu thuyết (như Hải Triều) và cách hiểu văn học nghiêng về thơ (Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư), cách hiểu văn học của nhà chính trị và cách hiểu văn học của người nghệ sĩ. tại thời điểm ấy Hải Triều đã nhấn mạnh đúng lúc vai trò xã hội của văn học, còn Hoài Thanh laïi nhấn mạnh tới đặc trưng của văn chöông.
     Ngay từ ban đầu nghệ thuật đã vì con người, đã vị nhân sinh, chứ không phải “bản chất của nghệ thuật là thuần tuý, thuần tuý vì chính nó”. Và nó chỉ có thể vì con người, vị nhân sinh khi nó đúng là nghệ thuật, tức khi nó vị nghệ thuật. Với tôi, vị nghệ thuật là thuộc tính, vị nhân sinh là mục đích. Chỉ với thuộc tính đó mới đạt tới mục đích đó. Thực ra Hoaøi Thanh tự mâu thuẫn đấy thôi, chứ ông cũng rất vị nhân sinh khi nhận định: “tính người của con người bắt đầu khi nó biết sáng tạo vì chính nó, hoàn toàn vô tư”. Con người “biết sáng tạo vì chính nó” tức laø biết sáng tạo vì con người, sáng tạo vị nhân sinh. Nói như nghệ thuật học , nghệ thuật có các chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ và giải trí. Điều đó chứng tỏ nghệ thuật có mục đích vị nhân sinh, vì con người, phục vụ con người. Và nghệ thuật chỉ có thể hoàn thành tốt điều cao quí nếu trước hết nó vị nghệ thuật, có tính nghệ thuật, đúng là nghệ thuật. Phải chăng đó chưa phải là những điều rất đỗi tự nhiên?
     Vì vậy. đối với tôi, nghệ thuật trước hết phải vị nghệ thuật, để vị con người
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Denis Huisman – Mỹ học – Nxb Văn hóa thông tin, 2004
2.Lê Văn Dương, Lê đình Lục, Lê Hồng Vân – Mỹ học đại cương – Nxb Giáo dục, 2002
3. Nguyễn Thị Thanh Xuân – Phê bình văn học Việt Nam nủa đầu thế kỷ XX – NXb Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2004
4. http://www.abc.net.au/ra/bayvut/baivo/s1706861.htm
5. http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%E1%BB%87_thu%E1%BA%ADt
6http://www.ctu.edu.vn/coursewares/supham/myhocdc/chuong4.htm