Những bức tranh khắc họa cái chết nổi tiếng

Bất cứ đề tài nào cũng có thể được tìm thấy trong hội họa, ngay cả cái chết. Chính trong khi khắc họa cái chết, các danh họa đã đưa ra nhiều tuyên ngôn triết lý, nhân văn.

 

Bức “The Dead Christ Supported by Angels” (Các thiên thần nâng đỡ Chúa - 1470) của danh họa người Ý Giovanni Bellini.
Bức “The Dead Christ Supported by Angels” (Các thiên thần nâng đỡ Chúa - 1470) của danh họa người Ý Giovanni Bellini.

 

 


Bức “The Body of the Dead Christ in the Tomb” (Thi hài của Chúa trong hầm mộ - 1522) của họa sĩ người Đức Hans Holbein.

Tiểu thuyết gia người Nga Dostoevsky từng nói rằng người xem tranh này có thể sẽ mất đi đức tin. Thường những bức tranh vẽ Chúa lúc qua đời gắn với những cảm xúc thiêng liêng, hứa hẹn sự phục sinh của ngài, nhưng bức tranh này đã lột tả sự trần trụi trong cái chết của Chúa. Điều này bị cho là “báng bổ”.

 


Bức “The Dead Toreador” (Cái chết của người đấu bò - 1864) của danh họa người Pháp Eduard Manet.

Manet khắc họa một dũng sĩ đấu bò tót đã nằm sõng soài trên mặt đất. Nghiên cứu cách đưa cọ của Manet trong bức tranh này, người ta nhận thấy sự bình thản, điềm nhiên của vị họa sĩ trong suốt quá trình thực hiện. Manet phản ánh cái chết nhưng không hề hé lộ bất cứ rung cảm nào.

 


Bức “A Dead Soldier” (Cái chết của một người lính - thế kỷ 17) được thực hiện bởi một họa sĩ ẩn danh người Ý.

Khi danh họa Edouard Manet thực hiện bức “Cái chết của người đấu bò” năm 1864, ông đã bị ảnh hưởng bởi bức tranh này. Một vị họa sĩ ẩn danh đã khắc họa một người đàn ông chết trên chiến trường với một ngọn đèn được thắp lên để dẫn lối cho linh hồn người đã mất. Bức tranh đem lại cảm nhận về sự tĩnh lặng của cái chết, về lòng trắc ẩn khi đứng trước sự ra đi của một con người.

 


Bức “Lamentation over the Dead Christ” (Sự than khóc bên xác Chúa - 1490) của danh họa người Ý Andrea Mantegna.

Mantegna đã sử dụng một góc vẽ mới, rất độc đáo để thực hiện bức tranh này, theo đó, ông đã thu ngắn cơ thể Chúa bằng một góc nhìn từ phía bàn chân. Cách này giúp nhấn mạnh thực tế phũ phàng, khủng khiếp của cái chết. Những con chiên than khóc xung quanh Chúa như ngầm nói lên rằng Chúa cũng là một con người bình thường lúc nhắm mắt xuôi tay. Mantegna đã đưa vào bức tranh cảm quan mạnh mẽ về điêu khắc.

 


Bức “The Death of the Virgin” (Cái chết của nàng trinh nữ - 1606) của danh họa người Ý Caravaggio.

Những nhà phê bình mỹ thuật đương thời cho rằng Caravaggio đã khắc họa cái chết một cách quá thực tế và trần trụi. Cái chết theo chuẩn mực tôn giáo đương thời phải là sự nảy mầm của hy vọng, khi con người được giải thoát để trở về bên Chúa, nhưng những người xuất hiện trong tranh chỉ thể hiện sự đau khổ, tuyệt vọng.

Chúa trong tranh của Bellini không có vẻ gì là đã chết, thân người của ngài được các thiên thần nâng lên khiến ngài trông như thể chỉ đang tạm thời ngất đi. Bức tranh này hàm ý Chúa sẽ phục sinh. Ngoài ra, danh họa Bellini còn thể hiện những xúc cảm sâu sắc, lòng trắc ẩn, sự dịu dàng trong tác phẩm của mình. Ông níu giữ ánh mắt người xem lâu hơn trước vẻ khổ hạnh của Chúa cũng như hình hài đẹp đẽ của ngài.

 


Bức “Guernica” (1937) của danh họa người Tây Ban Nha Pablo Picasso.

Đây là tác phẩm nổi tiếng của Picasso nhằm phản đối chiến tranh. Bức ảnh khắc họa người mẹ đang ôm con. Đứa trẻ đã chết nhưng người mẹ không thể chấp nhận sự thật đau xót này, bà vẫn ôm con trong tay. Picasso đã khắc họa sự chết chóc trong khuôn mặt thống khổ của người mẹ.

 

Bức “Venetia, Lady Digby, on her Deathbed” (Quý bà Venetia Digby trong giây phút cuối đời - 1633) của danh họa người Hà Lan Antony van Dyck.

Khi quý bà Digby - một nhan sắc đình đám trong giới thượng lưu Hà Lan thời bấy giờ - bất ngờ qua đời, danh họa Van Dyck đã ngay lập tức tới nhà và khắc họa chân dung người đẹp trong khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời. Trông nàng như thể đang ngủ nhưng làn da xanh tái, nhợt nhạt đã báo hiệu sự bất thường. Van Dych đã lưu giữ được khoảnh khắc mong manh giữa sự sống và cái chết, khiến người xem tin rằng nàng Venetia vẫn sống, nhưng là sống ở trên thiên đường.

 


Bức “Dante and Virgil in hell” (Dante và Virgil ở địa ngục - 1850) của danh họa người Pháp William-Adolphe Bouguereau.

Hai nhà thơ nổi tiếng trong lịch sử văn học thế giới - Dante và Virgil - lúc sinh thời đều từng sáng tác những thiên sử thi về địa ngục mà sau này sẽ truyền cảm hứng sáng tác cho biết bao thế hệ họa sĩ. Trong tác phẩm này, danh họa Bouguereau khắc họa những con người bị đày ở dưới địa ngục, họ cắn xé nhau dưới đôi mắt hau háu của quỷ sứ, còn Dante và Virgil đứng nhìn bên cạnh.

 


Bức “Saturn Devouring His Son” (Saturn ăn thịt con trai - 1823) của danh họa người Tây Ban Nha Francisco Goya.

Trong thần thoại La Mã, cha của các vị thần - thần Saturn - đã ăn thịt các con mình để vĩnh viễn không một ai có thể mạnh hơn ông ta.

 


Bức “Judith Beheading Holofernes” (Judith chặt đầu Holofernes - 1599) của danh họa người Ý Caravaggio.

Trong Kinh Cựu ước, Judith là một góa phụ đã có công cứu sống người Do Thái. Khi đội quân của Holofernes đang tìm diệt người Do Thái, thì Judith đã dùng nhan sắc của mình để chinh phục trái tim Holofernes. Khi đã được tin tưởng hoàn toàn, Judith trong một lần chuốc rượu cho Holofernes say mèm, đã cùng người hầu gái chặt đầu Holofernes. Câu chuyện đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ họa sĩ.

Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=904560#ixzz35iCbDLpS 
doc tin tuc www.xaluan.com